TOP 5 Lý Do Khiến Bạn Bị Từ Chối Visa Úc Và Cách Xin Miễn Trừ
Visa Úc mang đến nhiều cơ hội cho người mong muốn sinh sống lâu dài tại Úc. Nhưng quy trình xin visa không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có rất nhiều lý do khiến hồ sơ xin visa của bạn có thể bị từ chối mà bạn có thể không ngờ tới. Trong bài viết này, Di Trú IST sẽ chỉ ra 7 lý do phổ biến khiến bạn bị từ chối visa Úc và cách để tránh gặp phải những lỗi này.
1. 5 lý do phổ biến nhất khiến Visa Úc bị từ chối hoặc hủy
Rớt visa Úc là điều không ai mong muốn, nhưng có nhiều lý do phổ biến khiến hồ sơ của bạn bị từ chối. Chẳng hạn như: không đáp ứng điều kiện sức khỏe, thiếu bằng chứng tài chính, thông tin khai báo không chính xác hoặc vi phạm các điều kiện visa trước đó đều có thể khiến bạn gặp khó khăn. Chi tiết các lý do từ chối Visa và cách xử lý sau:
Không đạt điều kiện về sức khỏe
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến visa Úc bị từ chối là không đáp ứng các yêu cầu sức khỏe. Bộ Y tế Úc rất chú trọng đến các căn bệnh có thể gây gánh nặng lớn cho hệ thống y tế hoặc đe dọa sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là một số căn bệnh thường khiến đơn xin visa Úc bị từ chối:
- Lao phổi
- Viêm gan B và viêm gan C
- HIV/ AIDS
- Bệnh tim mạch nghiêm trọng
- Bệnh thận mãn tính
- Bệnh liên quan đến thần kinh: Alzheimer, Parkinson, tự kỷ,…
- Ung thư giai đoạn cuối
- Bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm: giang mai, herpes, sùi mào gà,…
Sau khi xét duyệt kỹ lưỡng từng trường hợp Bộ Di trú Úc sẽ gửi thông báo chính thức nếu bạn hoặc người phụ thuộc trong hồ sơ không đạt điều kiện sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể xin miễn trừ điều kiện sức khỏe nếu có lý do thuyết phục, như:
- Không gây quá nhiều chi phí cho hệ thống y tế Úc.
- Không làm tăng gánh nặng cho các dịch vụ y tế và xã hội của quốc gia.
- Trường hợp có tính nhân đạo hoặc lý do đặc biệt.
Nếu không đủ điều kiện xin miễn trừ sức khỏe, bạn có thể xem xét các loại visa khác không yêu cầu kiểm tra sức khỏe gắt gao hoặc có điều kiện phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Hoặc tìm đến Luật sư Di Trú – người có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các hồ sơ các trường hợp khó như bị từ chối visa Úc.
Hồ sơ tài chính không đủ mạnh
Bộ Di trú Úc thường yêu cầu bạn chứng minh rằng bạn có đủ tiền để trang trải chi phí trong suốt thời gian lưu trú. Có nhiều lý do khiến hồ sơ tài chính của bạn không đáp ứng yêu cầu khi xin visa Úc. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất:
- Thiếu giấy tờ chứng minh rõ ràng
- Nguồn thu nhập không ổn đinh, không rõ ràng
- Không có người bảo lãnh tài chính
- Không đáp ứng mức chi phí dự kiến tại Úc
Nếu tài chính của bạn không được xem là đáng tin cậy, không ổn định, hoặc không rõ ràng, Bộ Di trú có thể từ chối hồ sơ.
Thông tin khai báo không chính xác
Khi làm hồ sơ, đương đơn cần khai báo rất nhiều thông tin và Bộ Di Trú cần những thông tin rõ ràng và chính xác. Nếu thông tin có sự nhầm lẫn hoặc sai lệch, dù là vô ý, có thể khiến hồ sơ bị từ chối. Dưới đây là các tình huống phổ biến liên quan đến thông tin khai báo không chính xác:
- Thông tin cá nhân sai lệch
- Tình trạng hôn nhân không rõ ràng
- Khai báo giả tài chính, lịch sử visa, tiền sử sức khỏe,….
Để tránh vấn đề này, hãy luôn đảm bảo rằng thông tin khai báo trong hồ sơ visa là chính xác, đầy đủ và trung thực.
Vi phạm điều kiện visa trước đó
Hệ quả của vi phạm điều kiện Visa gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng như bị từ chối Visa Úc, hủy visa hoặc nghiêm trọng nhất là cấm nộp visa. Thông thường, đương đơn sẽ hay mắc phải các điều kiện visa như sau:
- Làm việc quá giới hạn cho phép
- Ở lại Úc sau khi hết hạn Visa
- Không tuân thủ điều kiện về học tập
- Không thông báo thay đổi địa chỉ cư trú
- Tham gia hoạt động bất hợp pháp
- Sử dụng visa không đúng mục đích: Chẳng hạn làm việc khi có visa du lịch hoặc tham gia khóa học dài hạn khi có visa ngắn hạn.
- Không duy trì bảo hiểm sức khỏe: Một số loại visa, như visa du học hoặc visa làm việc tạm thời, yêu cầu bạn duy trì bảo hiểm sức khỏe trong suốt thời gian lưu trú tại Úc.
Lịch sử nhân thân hoặc pháp lý không đạt yêu cầu
Chính phủ Úc đặc biệt nghiêm ngặt về vấn đề an ninh và lịch sử nhân thân để bảo đảm an toàn cho công dân và người sinh sống tại Úc. Dưới đây là chi tiết lý do về vấn đề này:
- Tiền án, tiền sự: Trộm cắp, gian lận, bạo lực, buôn bán ma túy hoặc các tội hình sự khác.
- Vi phạm pháp luật ở Úc
- Các vấn đề an ninh quốc gia: Nếu người nộp đơn có liên quan đến các hoạt động mà chính phủ Úc coi là mối đe dọa đến an ninh quốc gia (ví dụ như khủng bố, gián điệp, hoặc các hành vi bạo lực), hồ sơ sẽ bị từ chối ngay lập tức
- Lịch sử nhập cư không tốt: Nếu bạn từng bị từ chối visa từ các nước khác hoặc đã vi phạm quy định nhập cư ở nước khác, chính phủ Úc sẽ coi đây là một yếu tố đáng quan tâm.
Nếu bạn có tiền án hoặc các vấn đề liên quan đến lịch sử pháp lý, việc liên hệ với luật sư di trú hoặc chuyên gia di trú có kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
2. Cách xử lý hồ sơ khi đã từng bị từ chối Visa Úc
Khi bạn đã từng bị từ chối visa Úc, việc nộp lại hồ sơ đòi hỏi phải có sự cẩn trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để tránh những sai sót cũ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách xử lý hồ sơ khi đã từng bị từ chối visa Úc:
- Hiểu rõ lý do bị từ chối
- Khắc phục lỗi trong hồ sơ
- Giải trình rõ ràng về việc bị từ chối trước đó: Bằng cách như chuẩn bị thư giải trình, cung cấp bằng chứng hỗ trợ
- Nộp đơn kháng cáo nếu có căn cứ: Nếu bạn tin rằng việc từ chối visa là không công bằng hoặc do nhầm lẫn, bạn có thể nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Hành chính (AAT) yêu cầu Bộ Di trú xem xét lại quyết định từ chối dựa trên các bằng chứng mới hoặc tài liệu bổ sung.
(Hãy lưu ý rằng bạn cần nộp đơn kháng cáo trong thời hạn quy định (thường là 21 hoặc 28 ngày sau khi nhận được thông báo từ chối) - Xem xét nộp đơn visa khác phù hợp hơn. Ví dụ:
Nếu visa du lịch bị từ chối vì lý do tài chính, có thể bạn nên nộp visa diện bảo lãnh người thân nếu có người thân ở Úc.
Nếu visa làm việc bị từ chối, bạn có thể cân nhắc xin visa theo diện doanh nghiệp bảo lãnh hoặc visa du học để cải thiện cơ hội. - Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia di trú
Khi hồ sơ của bạn đã từng bị từ chối, đặc biệt là trong những trường hợp phức tạp liên quan đến sức khỏe, lịch sử vi phạm pháp luật, hoặc lý do an ninh, việc liên hệ với luật sư di trú hoặc chuyên gia tư vấn di trú có kinh nghiệm sẽ giúp bạn.
Di trú IST – Luật sư Hồ Thị Bích Hạnh chuyên xử lý các trường hợp bị từ chối Visa Úc, đặc biệt là các hồ sơ phức tạp. Chúng tôi có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị thư giải trình, kháng cáo AAT, và hỗ trợ khách hàng khắc phục những vấn đề trong hồ sơ để tối đa hóa cơ hội thành công. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết và hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia di trú.
Liên hệ ngay để được tư vấn hồ sơ ngay hôm nay.
Văn phòng Việt Nam:
Tầng 3, Tòa nhà May Plaza, 63D Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28 62906968
Văn phòng Úc:
Tầng 1, Suite 14/46 Hill Street, Cabramatta, NSW 2166
Tel: (+61) 02 8764 3788
Mobile: (+61) 0406 888 639
Các dịch vụ khác
-
VISA BẮC CẦU
Visa bắc cầu (BV) là một loại visa chờ mà Bộ Di Trú cấp cho đương đơn đang có visa Du học sinh hoặc visa Du lịch đang ở trên đất Úc và đang nộp hồ sơ visa một cách hợp pháp được phép chờ đợi đến khi có kết quả visa.
-
VISA DU LỊCH BỊ TỪ CHỐI
Visa Du lịch Úc (số 600) có nhiều loại, tùy thuộc vào mục đích của đương đơn đến Úc du lịch để tham quan, du lịch, hoặc thăm gia đình, người thân (visa bảo trợ đối với một số người nhất định) và người yêu / bạn bè, khám phá cơ hội kinh doanh. (Những người có thị thực này không được phép làm bất kỳ công việc nào tại Úc).
-
Bảo Trợ thân nhân (Visa 600)
Visa Bảo trợ Thân nhân yêu cầu người nộp đơn được bảo trợ bởi một người thân nhân tại Úc mà đã được Công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc.
Visa Du lịch Bảo trợ có nhiều điều kiện bị giới hạn hơn Visa Du lịch thường 600. Trong một vài trường hợp, Bộ Di trú yêu cầu khác hàng đóng tiền cọc bảo đảm. Tiền cọc nộp cho Bộ sẽ được hoàn trả hoàn toàn với điều kiện người được cấp visa tuân thủ tất cả các điều kiện visa. Nếu bạn đang dự tính thăm gia đình, bạn cũng có thể nộp Visa Du lịch thường mà không cần phải nộp visa bảo trợ.
Bị từ chối Visa?
Từng bị từ chối Visa Du Lịch Úc vì sử dụng sai dịch vụ hoặc nộp hồ sơ không đầy đủ? Đã có chúng tôi gỡ rối giúp bạn.